Trung Quốc có nền văn hóa tương đồng với Việt Nam, tuy nhiên các bạn sinh viên vẫn cần phải tìm hiểu và chuẩn bị thật kỹ trước khi sang đây du học.

Sau một thời gian học tập và nghiên cứu tại Đại học Sư phạm Nam Kinh, Trung Quốc, bạn Lê Quỳnh Giang sinh năm 1992 (Bắc Giang) đã có nhiều trải nghiệm thú vị. Dưới đây là những chia sẻ hữu ích về kinh nghiệm du học ở Trung Quốc của cô nàng du học sinh xinh đẹp như “hot girl”.

kinh nghiem du hoc của hotgirl 9x 2

Tìm hiểu kỹ về nơi sinh sống và học tập

Theo Quỳnh Giang, trước khi qua Trung Quốc du học, cần phải tìm hiểu trước địa điểm nơi mình sẽ sống và học tập: “Các bạn cần biết trường bạn chọn nằm ở tỉnh nào, vùng nào, bạn sẽ sống ở đâu để có thể chuẩn bị tinh thần từ trước”, 9x xinh đẹp chia sẻ.

Trước hết, mỗi tỉnh khác nhau thì mức sống không giống nhau, ví dụ Thượng Hải thì mức sống sẽ cao hơn hẳn so với các tỉnh khác. Các tỉnh ở phía Nam Trung Quốc như Quảng Châu, Nam Ninh  thì mức sống có sự tương đồng như ở Việt Nam. Biết được điều này chúng ta sẽ chủ động được mức độ chi tiêu của mình. Điều này là cần thiết đối với mọi hình thức du học (toàn phần, nửa phần, hoặc du học tự do).

Thứ hai, thời tiết ở mỗi nơi cũng có sự khác biệt. Ví dụ như ở Bắc Kinh thời tiết luôn lạnh hơn, mùa đông hầu như nhiệt độ đều xuống dưới âm độ; các tỉnh ở phía Nam có thời tiết gần tương đồng như ở miền Bắc Việt Nam. Những bạn du học ở các tỉnh miền Bắc Trung Quốc cần phải làm quen với cái lạnh đến cắt da cắt thịt và phải chuẩn bị quần áo ấm trước khi đi.

kinh nghiem du hoc của hotgirl 9x 3

Quỳnh Giang đang học khoa Kinh doanh quốc tế và Thương mại, ĐH Sư phạm Nam Kinh, Trung Quốc

Không nên mang theo nhiều quần áo

Có nhiều bạn chuẩn bị đi du học thì cố gắng mang rất nhiều quần áo, sợ sang Trung Quốc không có đồ mặc. Tuy nhiên, các bạn quên mất rằng, Trung Quốc được coi là thiên đường mua sắm ở châu Á với nhiều mẫu mã đẹp, và giá cả cũng rất phải chăng.

Vì vậy, hãy để dành chỗ trống trong vali để mang những thứ cần thiết chứ đừng cố gắng ngồi nhét quần áo làm gì, có thể sang tới nơi, thời tiết thay đổi lại không mặc tới.

Trung Quốc rất rộng, mỗi một vùng miền đều có đặc điểm văn hóa riêng của họ. Nếu bạn có nhiều thời gian, hãy đi khám phá một số điểm nơi ở đây và tiếp xúc với người dân sẽ thấy được nhiều điều khá thú vị. “Nếu bạn tới Nam Kinh, mình sẽ dẫn các bạn đi Fuzimiao, đây là thiên đường đồ ăn vặt và đặc sặc nhất của Trung Quốc như bánh bao, miến tiệt vịt, vịt muối…”, Quỳnh Giang hào hứng.

Hành lý không nên thiếu “nước mắm”

Nền ẩm thực Trung Quốc được đánh giá cao trên toàn thế giới với nhiều món ăn độc đáo, mang bản sắc của người Trung Quốc mà hễ nhắc đến là ai cũng phải thèm thuồng. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể hợp khẩu vị với người Trung Quốc được. Các bạn cần phải biết những điều sau:

Trước hết, mỳ tôm là đồ ăn liền phổ biến mà nước nào cũng có, nhưng mùi vị của chúng ở mỗi nước lại không giống nhau. Hơn nữa, mỳ tôm ở Trung Quốc có rất ít loại để bạn có thể lựa chọn. Chúng ta có thể lên mạng đặt một số loại mỳ như Haohao (có mùi vị gần giống với mỳ tôm ở Việt Nam), nhưng giá thành có hơi đắt một chút.

Do vậy, các bạn dù thích ăn mỳ hay không hãy mang theo một ít trong hành lý đề phòng ngừa khi không có thời gian ăn cơm, và cũng đỡ tốn kém hơn khi mua đồ qua mạng.

Ngoài mỳ tôm, một vài chai nước mắm cũng nên được ưu tiên trong vali hành lý của bạn khi đi du học Trung Quốc. Bởi người Trung Quốc không ăn nước mắm, và cách nấu của họ cũng khác với cách nấu của người Việt.

Hãy yên tâm khi du học Trung Quốc

Ở Trung Quốc, người dân rất hòa đồng nên các bạn hoàn toàn có thể yên tâm qua đây du học. Mọi người ở đây đều rất tốt, thầy cô, bạn bè đều rất quan tâm chăm sóc.

Khi mới tới có thế bạn sẽ gặp phải khó khăn về bất đồng ngôn ngữ, hoặc bạn nói tiếng Trung không chuẩn, khi đó các bạn Trung Quốc có thể sẽ nhại giọng bạn. “Nhưng bạn đừng hiểu lầm họ có thành kiến, rồi tỏ ra tự ti làm gì cả, họ chỉ đang trêu đùa bạn một chút thôi. Thậm chí, họ rất hòa đồng, sẵn sàng giúp đỡ bạn học tiếng Trung, dẫn bạn đi tham quan nhiều nơi ở Trung Quốc và để bạn làm quen với cuộc sống của họ.”

Điều cuối cùng Quỳnh Giang muốn chia sẻ đó chính là tâm lý của một người con sinh sống xa nhà. Khi sinh sống và học tập trên một miền đất xa lạ, những lúc ốm đau, nhớ nhà hay gặp chuyện gì đó không như ý, đừng ở lỳ trong phòng một mình. Hãy rủ vài người bạn dạo phố thay vì ôm mặt khóc. Hãy gạt bỏ mọi tâm lý lo lắng để có thể tập trung tinh thần học tập được tốt hơn nhé!

Tin liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.