shadow
Trong thời kì phong kiến Trung Hoa xưa, các Hoàng Đế đều nhận “chân mệnh thiên tử”, tức “con trời”. Vì vậy, họ là người có quyền lực tối cao, có quyền hô mưa gọi gió và được hưởng mọi vinh hoa phú quý trên đời. Các Hoàng Đế cũng cho rằng, cung điện mà họ ở là bản sao của Thiên Cung trên trời, nơi mà các vị thần ngự trị.
Chính vì đó là một nơi thiêng liêng nên người dân không thể tự nhiên tới lui. Bên trong Tử Cấm Thành chỉ có Hoàng Đế, các phi tử cùng con cháu hoàng gia sinh sống. Ngoài ra, còn có các cung nữ, thái giám và vương công đại thần mới được phép ra vào.

Bên trong Tử Cấm Thành chỉ có Hoàng Đế, các phi tử cùng con cháu hoàng gia sinh sống
Tuy nhiên, dưới thời nhà Thanh, việc vương công đại thần có thể ra vào Cố Cung cũng bị hạn chế. Theo quy định, thông thường có 6 loại người mới có thể ra vào Tử Cấm Thành, trong đó đàn ông bao gồm: người đưa than, người đưa hoa, quân nhân vào dọn tuyết. Phụ nữ gồm: vú nuôi (người cho các hoàng tử, công chúa bú sữa), nữ lang y và bà đỡ đẻ. Tuy nhiên, những người này cũng chỉ được vào Cố Cung ở một nơi nhất định nào đó, không được phép đi lại tùy tiện và lúc ra vào đều có thời gian nhất định.

Những người có việc  triệu vào vào Cố Cung không được phép đi lại tùy tiện
Tử Cấm Thành là trung tâm chính trị của hai triều đại Minh và Thanh. Chữ “Tử” trong từ “Tử Cấm Thành” có nghĩa là màu tím, lấy ý theo thần thoại Tử Vi Tiên. Đây được xem là nơi ở của Thần Mặt trời, trong khi đó, vua được coi là con trời nên nơi ở của vua cũng gọi là “Tử”. “Cấm Thành” là khu cấm dân thường ra vào. Nhìn bề ngoài, nơi này rất bề thế, xa hoa và hầu như ai cũng muốn được bước vào dù chỉ một lần.

“Tử Cấm Thành” có nghĩa là tòa thành màu tím, lấy ý theo thần thoại Tử Vi Tiên
Tử Cấm Thành hay còn gọi là Cố Cung được xem là một trong những biểu tượng văn hóa của đất nước Trung Quốc. Tuy là một công trình hoành tráng bậc nhất Trung Quốc, nhưng một trong những kiến trúc sư trưởng thiết kế và thực hiện công trình này là thái giám Nguyễn An người Giao Chỉ (tên gọi của nước Việt Nam lúc bấy giờ).

Một trong những kiến trúc sư trưởng thiết kế và thực hiện công trình này là thái giám Nguyễn An người Giao Chỉ
Ngày nay, Tử Cấm Thành đã trở thành một địa điểm du lịch nổi tiếng tại Bắc Kinh với số lượng người tham quan hàng năm rất lớn. Ngoài ra, tòa thành này còn được cho là nơi bị ám bởi âm khí nhiều, nhất là vào chiều tối. Hơn 600 năm qua, từ nhà Minh cho tới nhà Thanh, đã có rất nhiều vụ ám sát xảy ra đằng sau 4 bức tường thành mà bên ngoài không hề hay biết. Rất nhiều câu chuyện đằng sau bức tường thành vững chãi đó vẫn mãi là bí ẩn với mọi người.

Rất nhiều câu chuyện đằng sau bức tường thành vững chãi đó vẫn mãi là bí ẩn với mọi người
Trên trang Tri thức trẻ từng kể: “Một trong những câu chuyện nổi tiếng nhất tại Tử Cấm Thành kể về một người phụ nữ hay vận đồ trắng toát, đi lại với tiếng khóc nỉ non. Nhiều người canh gác ở đây còn cho biết họ nghe thấy tiếng sáo cất lên giữa đêm từ bên trong di tích. Và câu chuyện khác kể về những con chó chạy trong hành lang chật hẹp của Tử Cấm Thành. Tuy nhiên, khi người bảo vệ soi đèn pin lại thì không thấy đâu cả. Đã có người từng nhìn thấy khung cảnh những hoạn quan và nô tỳ đi ngang qua sân trước khi mất tích vào trong một hành lang”.

Tử Cấm Thành gắm liền với những câu chuyện mang đậm màu sắc kì bí

Dù không biết thực hư ra sao nhưng những câu chuyện trên cũng làm bao người phải hiếu kì.Theo hồi tưởng của mộtthái giám cuối thời nhà Thanh:“Tử Cấm Thành vào thời xưa có một nơi rất ai oán là Lãnh cung, chỉ cần làm vua phật lòng hoặc phạm phải những điều cấm kỵ, dù là hoàng hậu hay các phi tần đều có nguy cơ bị thất sủng và giam cầm lãnh cung chờ chết”. Có người cho rằng lãnh cũng thực chất là một nơi không cố định, thực chất nằm ở đâu lại khiến nhiều học giả đau đầu. Nếu các phi tần bị cấm túc, cung của họ sẽ trở nên trống không, không có người trông nom, dọn dẹp, chỉ có chính phi tần đó sinh sống.


Bất cứ nơi nào có phi tần bị hắt hủi, phạm phải tội lỗi cũng sẽ trở thành Lãnh cung
Ngoài những câu chuyện không rõ thực hư về lãnh cung, lịch sử Trung Hoa ghi lại vào thời Minh, cung Càn Tây ở phía Tây Ngự Hoa Viên được sử dụng làm lãnh cung. Khách Thị, nhũ mẫu của Hoàng đế Minh Hy Tông Chu Du Hiệu, cấu kết với thái giám trong cung là Ngụy Trung Hiền, nắm nhiều quyền thế trong cung. Những người không vừa ý Khách Thị đều bị bà ta hãm hại, đẩy vào lãnh cung. Cung này không chỉ giam những người bình dân mà còn giam giữ phạm nhân, các thái giám. Họ bị bỏ đói cho đến chết.

Dù không biết thực hư ra sao nhưng những câu chuyện trên cũng làm bao người phải hiếu kì
Trong suốt những thế kỉ gắn liền với các triều đại nhà Minh và nhà Thanh, Tử Cấm Thành luôn chứa đựng rất nhiều những câu chuyện kì bí. Tuy chưa ai xác định được những câu chuyện trên là có thật hay được thêu dệt nhằm tăng sự tò mò của du khách về nơi này, nhưng khi nhắc đến Bắc Kinh, địa điểm đầu tiên mà người ta nhớ đến chính là Tử Cấm Thành – công trình kiến trúc nguy nga và lộng lẫy bậc nhất Trung Hoa.
Để được tư vấn thông tin chi tiết về du học Trung Quốc, các suất học bổng, các trường cấp học bổng và hướng dẫn chuẩn bị hồ sơ xin học bổng … vui lòng liên hệ ngay với hotine du học Vinahure để được tư vấn cụ thể:

HN: 024.3282.8888 / 08.4488.0000

Công ty tư vấn du học Vinahure với nhiều năm tư vấn và hỗ trợ học sinh hoàn thiện hồ sơ xin học bổng, đặc biệt là du học Trung Quốc. Với đội ngũ tư vấn viên và nhân viên xử lí hồ sơ dạy dạn kinh nghiệm, Vinahure sẽ tư vấn một cách nhiệt tình và tận tâm để các vị phụ huynh và các em học sinh có thể chọn được chương trình học phù hợp nhất. Cũng như xử lí hồ sơ một cách nhanh gọn và đạt tỉ lệ thành công cao nhất.  Vinahure cũng là đại diện tuyển sinh chính thức của hầu hết các trường Đại học, Học viện hàng đầu tại Trung Quốc: đại học Khoa học Điện tử Quế Lâm, đại học sư phạm Vân Nam, đại học Kinh tế và Tài chính Nam Kinh, Học viện Hồng Hà,…

Văn phòng Vinahure:

Tin liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.