
Ngày lễ Giáng sinh tại Trung Quốc đã trở thành một nét văn hóa mang đậm truyền thống và ít chịu ảnh hưởng từ phương Tây. Để được công nhận và cho phép hoạt động, lễ Giáng sinh của quốc gia đông dân nhất thế giới đã phải trải qua không ít thăng trầm. Hãy cùng du học Vinahure tìm hiểu rõ lý do vì sao nhé!
Giáng sinh được tổ chức giống như Ngày lễ tình yêu 14/2 và Ngày Thánh Patrick 17/3
Khác với phương Tây, vào những ngày lễ này người dân Trung Quốc lại thích tụ tập cùng bạn bè tới những chỗ đông người và ăn tối tại các nhà hàng thay vì ở nhà với người thân. Thông thường, họ sẽ đi xem phim, đi hát karaoke hoặc đi mua sắm. Theo Trung Quốc nhật báo, đêm Giáng sinh là ngày mua sắm lớn nhất trong năm tại quốc gia đông dân nhất thế giới. Trong khi đó, các đôi tình nhân lại có cách tổ chức theo phong cách lãng mạn hơn và điểm đến ưa thích của họ là các khu trượt băng và công viên giải trí.
“Cuộc chiến Giáng sinh” tại Trung Quốc
Nhiều nhà phê bình cáo buộc phương Tây sử dụng ngày lễ Giáng sinh như một công cụ của chủ nghĩa đế quốc. Nhà báo Helen Gao – tác giả nổi tiếng với bài viết “Sự thay đổi của Giáng sinh tại Trung Quốc” cho rằng trong khi người Mỹ cố gắng đưa ngày lễ Giáng sinh mang đậm ý nghĩa tôn giáo, thì nhiều người Trung Quốc lại đang cố gắng hạn chế tối đa tầm ảnh hưởng của văn hóa phương Tây tới nền văn minh của quốc gia đông dân nhất thế giới.
Những người theo đạo Thiên chúa tại Trung Quốc vẫn bị hạn chế tổ chức ngày lễ theo phong cách phương Tây
Phần lớn người dân sinh sống tại các thành phố lớn của Trung Quốc tổ chức ngày lễ Giáng sinh theo một cách riêng biệt mang tính thương mại hóa và văn hóa “thuần Trung” hơn. Đây chính là điểm hạn chế lớn cho 68 triệu người theo đạo Thiên Chúa tại Trung Quốc – chiếm 5% dân số nước này.
Theo đó, việc tiến hành các nghi lễ tôn giáo được cho phép và giám sát dưới chỉ đạo khắt khe của chính phủ Trung Quốc. Điển hình như, hoạt động hát bài hát mừng lễ Noel có năm bị cấm, có năm lại được cho phép. Theo văn bản chính thức, từ “Nhà thờ” thường bị cấm sử dụng song trong cộng đồng dân cư thì từ này lại hoàn toàn được chấp nhận.
Vào những năm 1990, khi chính phủ Trung Quốc bắt đầu cho phép người dân tổ chức phiên bản Giáng sinh mang tính thương mại hóa cao hơn thì chính phủ nắm quyền cho phép hoặc không cho phép tổ chức ngày lễ này theo phong cách phương Tây cũng như giảm thiểu mọi ảnh hưởng tôn giáo truyền bá trong các dịp lễ. Điều đó đồng nghĩa với việc, ngày lễ Giáng sinh càng được tổ chức rộng rãi tại Trung Quốc thì tư tưởng Thiên chúa giáo trong dịp này càng ít xuất hiện hơn.
Bạn và “em gái” của ông già Noel
Người dân Mỹ đã quá quen thuộc với hình ảnh những bạn trẻ mặc trang phục đóng giả các chú quỷ lùn đi theo ông già Noel. Tại Trung Quốc, đôi khi thuật ngữ “chú quỷ lùn của ông già Noel” chỉ được người dân hiểu đơn giản như những người bạn hay “em gái” của ông già Noel – người luôn di chuyển với chiếc túi vác trên lưng.
Nhờ Trung Quốc mà người Mỹ mới có Giáng sinh
Không lâu sau sự kiện chính phủ Trung Quốc đàn áp những người theo đạo Thiên Chúa, truyền thông nhà nước Trung Quốc đã loan tin rằng Giáng sinh sẽ không được tổ chức nếu không có Trung Quốc.
Trên tờ Nhân dân nhật báo có đoạn viết: “Hỡi các bạn Mỹ, thời khắc Giáng sinh đã tới, đã đến lúc thức dậy, uống một cốc cà phê và mở quà mà ông già Noel đã mang tới”. Ý nghĩa của bài báo này muốn nói rằng không có các mặt hàng Trung Quốc xuất khẩu, phương Tây không thể có lễ Giáng sinh và hãy dành ngày này để thể hiện lòng biết ơn tới các nhà sản xuất Trung Quốc. Trong đoạn cuối bài viết có đoạn: “Vào sáng Giáng sinh, khi bạn thức dậy và tận hưởng tách cà phê, hãy nhận món quà của mình với thái độ trân trọng”.
Bài viết trên đây giới thiệu tới các bạn các nét thú vị về Giáng sinh ở Trung Quốc. Tham gia vào lễ Giáng sinh, bạn sẽ càng cảm nhận sâu hơn về văn hóa truyền thống Trung Hoa lâu đời đã có hàng ngàn năm. Bạn còn chần chờ gì nữa, hãy xách balo lên và cùng nhau khám phá nhé. Chúc các bạn có những trải nghiệm thú vị.
Trả lời